70% phụ nữ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, đâu là những điều bạn cần biết về bệnh lý này?

  Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống – (Ảnh: Freepik) . 1. Suy giãn tĩnh mạch là gì? Tĩnh mạch ...

 

70% phu nu mac benh ly suy gian tinh mach, dau la nhung dieu ban can biet ve benh ly nay?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống – (Ảnh: Freepik).

1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là các mạch máu đưa máu ít oxy từ các bộ phận của cơ thể trở về tim. Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng và to ra. Suy giãn tĩnh mạch có xu hướng di truyền và thường trở nên rõ rệt hơn khi về già.

Về bản chất, giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ví dụ như thực quản (giãn tĩnh mạch thực quản), hậu môn ( gọi là bệnh trĩ), hai bên bìu của nam giới (giãn tĩnh mạch thừng tinh). Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra phổ biến nhất ở chân và bàn chân, do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn, thường gọi là suy giãn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

2. Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân khiến suy giãn tĩnh mạch phát triển là do các van nhỏ bên trong tĩnh mạch ngừng hoạt động bình thường.

Trong một tĩnh mạch khỏe mạnh, máu chảy thuận lợi đến tim. Máu được ngăn chặn chảy ngược bởi một loạt các van nhỏ đóng mở để cho máu đi qua. Nếu các van suy yếu hoặc bị hư hỏng, máu có thể chảy ngược lại và đọng lại trong tĩnh mạch, cuối cùng khiến tĩnh mạch bị sưng và to ra, gây ra giãn tĩnh mạch.

 

70% phu nu mac benh ly suy gian tinh mach, dau la nhung dieu ban can biet ve benh ly nay?

Phụ nữ thường bị suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam giới – (Ảnh: Freepik).

 

Có một số yếu tố làm nguy cơ phát triển chứng suy giãn tĩnh mạch:

– Giới tính: Phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Nghiên cứu cho thấy điều này có thể là do nội tiết tố nữ có xu hướng làm giãn thành tĩnh mạch, khiến các van dễ bị rò rỉ hơn.

– Di truyền: Nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch sẽ tăng lên nếu một thành viên trong gia đình mắc chứng bệnh này.

– Tuổi tác: Khi bạn già đi, các tĩnh mạch của bạn bắt đầu mất tính đàn hồi và các van bên trong chúng cũng ngừng hoạt động, điều này có thể gây ra suy giãn tĩnh mạch.

– Thừa cân: Thừa cân gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch của bạn, có nghĩa là chúng phải làm việc nhiều hơn để đưa máu về tim của. Điều này có thể làm tăng áp lực lên các van, khiến chúng dễ bị rò rỉ hơn, nguy cơ giãn tĩnh mạch cao hơn.

– Nghề nghiệp: Một số nghiên cứu cho thấy những công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Điều này là do khi đứng trong thời gian dài, máu không lưu thông dễ dàng.

– Thai kỳ: Khi mang thai, lượng máu tăng lên để giúp hỗ trợ thai nhi phát triển. Điều này gây thêm áp lực cho tĩnh mạch. Nồng độ hormone tăng lên khi mang thai cũng khiến các thành cơ của mạch máu giãn ra, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Giãn tĩnh mạch cũng có thể phát triển khi dạ con (tử cung) bắt đầu phát triển. Khi tử cung mở rộng, nó gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu của bạn, đôi khi có thể khiến chúng bị giãn. Ở đa số các trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai, các triệu chứng có thể được cải thiện sau khi sinh em bé.

3. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

 

70% phu nu mac benh ly suy gian tinh mach, dau la nhung dieu ban can biet ve benh ly nay?

Khi bị suy giãn tĩnh mạch, chân người bệnh thường bị đau nhức, phù nề, nổi nhiều gân xanh – (Ảnh: Freepik).

 

Các triệu chứng trong giai đoạn đầu phát triển suy giãn tĩnh mạch:

– Chân đau nhức, phù nề, nổi nhiều gân xanh

– Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát

– Bàn chân và mắt cá chân sưng tấy

– Chuột rút ở bắp chân, đặc biệt là vào ban đêm

– Da khô, ngứa và mỏng trên tĩnh mạch bị ảnh hưởng

– Các triệu chứng tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh…

Giai đoạn sau sẽ phát xuất hiện các triệu chứng như:

– Hình thành huyết khối tĩnh mạch gây ra các triệu chứng:

Huyết khối tĩnh mạch nông (cục máu đông trong tĩnh mạch nông): Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (tình trạng máu đông ở tĩnh mạch sâu): Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.

– Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc.

– Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

Khi xuất hiện các triệu chứng này là bệnh suy giãn tĩnh mạch đã tiến triển ở giai đoạn nặng, lúc này dù được điều trị tích cực nhưng các triệu chứng này thuyên giảm chậm và khó lành.

4. Mức độ nguy hiểm của giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa hay đau, thậm chí chảy máu ở vùng da có tĩnh mạch bị tổn thương nhưng đây không phải là bệnh cấp tính, chưa gây hại ngay lập tức trong thời gian ngắn.Tỷ lệ bệnh nhân giãn tĩnh mạch có xuất hiện huyết khối tĩnh mạch nông cũng không cao và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu thì có hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều như thuyên tắc phổi, thậm chí dẫn tới tử vong.

Đối với phụ nữ mang thai, dù không bị giãn tĩnh mạch thì vẫn có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu,
nhưng tỷ lệ này khá thấp. Chỉ khoảng 1/1000 phụ nữ mang thai hoặc sau sinh vài tuần xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên với những sản phụ có rối loạn đông máu. Dấu hiệu chính là đột ngột thấy sưng đau ở chân, đùi, đau tăng khi đứng, kèm theo sốt nhẹ, nhưng cũng có thể chưa biểu hiện gì.

Nếu không được điều trị, cục máu đông hoàn toàn có thể di chuyển lên cao, gây tắc mạch phổi và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ước tính tại Mỹ, huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong mỗi năm.

5. Các biện pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

70% phu nu mac benh ly suy gian tinh mach, dau la nhung dieu ban can biet ve benh ly nay?

Với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nặng có thể phải thực hiện phẫu thuật – (Ảnh: Freepik).

 

Suy giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng cần điều trị. Nếu chứng giãn tĩnh mạch không gây khó chịu cho bạn, bạn có thể không cần điều trị. Nếu cần thiết phải điều trị, trước tiên bác sĩ có thể khuyên bạn nên tự chăm sóc tại nhà bằng các phương pháp:

– Sử dụng tất y tế (tất áp lực): Đây là phương pháp không dùng thuốc rất thông dụng và hiệu quả. Tất y tế được thiết kế đặc biệt để ép chặt chân của bạn một cách đều đặn nhằm cải thiện tuần hoàn. Chúng thường chật nhất ở mắt cá chân và dần dần lỏng ra khi chúng đi sâu hơn lên chân của bạn. Điều này khuyến khích máu chảy ngược về phía tim. Chúng có thể giúp giảm đau, khó chịu và sưng ở chân do chứng giãn tĩnh mạch gây ra. Để hiệu quả nhất, bạn cần mang tất y tế ngay khi thức dậy vào buổi sáng trogn qáu trình hoạt động hàng ngày và cởi ra khi đi ngủ.

– Sử dụng thuốc: Các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau để điều trị các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, những người không thể sử dụng vớ hoặc băng ép có thể thử các loại thuốc giúp tĩnh mạch hoạt động tốt hơn. Những người bị nhiễm trùng da có thể cần kháng sinh. Những người bị ngứa da có thể cần kem hoặc thuốc mỡ theo toa.

Ngoài ra, với những bệnh nhân nặng hơn, còn một số phương pháp điều trị khác như cắt đốt nội nhiệt và liệu pháp xơ hóa, đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch hay phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.

6. Biện pháp phòng ngừa và làm giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Có một số biện pháp tự chăm sóc mà bạn có thể thực hiện để giảm khó chịu do suy giãn tĩnh mạch. Những biện pháp này cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của suy giãn tĩnh mạch:

Tập thể dục thể thao thường xuyên: Tập thể dục luôn tốt cho sức khỏe tổng thể của chúng ta, đặc biệt là với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Đi bộ là cách tuyệt vời để giúp máu lưu thông ở chân, nhờ vậy có thể phòng ngừa cũng như cải thiện các triệu chứng trong giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch.

70% phu nu mac benh ly suy gian tinh mach, dau la nhung dieu ban can biet ve benh ly nay?

Các bài thể dục như đi bộ là bài tập tuyệt vời để giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch – (Ảnh: Freepik).

Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn uống: Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch, bởi lúc đó đôi chân sẽ phải gánh một áp lực rất lớn, sẽ làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu. Vì vậy kiểm soát cân nặng trong mức cho phép là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và cải thiện suy giãn tĩnh mạch. Chế độ ăn cũng có thể giúp ích cho bạn. Tuân thủ chế độ ăn ít muối để phòng ngừa tình trạng sưng chân do giữ nước.

Hạn chế đi giày cao gót và mặc quần bó sát: Giày đế thấp và bằng sẽ tốt hơn cho bắp chân, và tĩnh mạch. Việc mặc quần quá chật hoặc bó sát cũng làm máu khó lưu thông, dễ bị tắc nghẽn ở phần chân. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch nên chọn trang phục thoái mái, rộng rãi.

Thực hiện nâng cao chân: Để cải thiện lưu thông máu ở chân, nên nghỉ ngơi vài lần trong ngày bằng cách nâng chân cao hơn tim. Ví dụ, nằm và đặt hai chân trên hai hoặc ba chiếc gối, tư thế này sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, không bị tắc nghẽn.

Tránh ngồi hoặc đứng lâu: Ngồi hoặc đứng lâu làm cản trở máu lưu thông, làm trầm trọng thêm triệu chứng của suy giãn tích mạch. Hãy thay đổi tư thế thường xuyên để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, ngoài điều trị theo tư vấn của bác sĩ, người bệnh cũng nên trang bị kiến thức tốt về căn bệnh này, từ đó biết được những điều gì tốt nhất bản thân mình, xây dựng lối sống và thói quen lành mạnh để kiểm soát bệnh tốt hơn. Hy vọng, bài viết những điều bạn cần biết về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

COMMENTS

Tên

Góckhỏeđẹp365.vn,119,
ltr
item
Góckhỏeđẹp365.vn: 70% phụ nữ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, đâu là những điều bạn cần biết về bệnh lý này?
70% phụ nữ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, đâu là những điều bạn cần biết về bệnh lý này?
https://uploads-ssl.webflow.com/622315743cc83ce5ca6c97e4/62625ed438d17fba1f99daa4_70-phu-nu-mac-benh-ly-suy-gian-tinh-mach-dau-la-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-ly-nay_29154801.png
Góckhỏeđẹp365.vn
https://www.xn--gckhep365-56a84ap552adia.vn/2022/04/70-phu-nu-mac-benh-ly-suy-gian-tinh.html
https://www.xn--gckhep365-56a84ap552adia.vn/
https://www.xn--gckhep365-56a84ap552adia.vn/
https://www.xn--gckhep365-56a84ap552adia.vn/2022/04/70-phu-nu-mac-benh-ly-suy-gian-tinh.html
true
4272679493854763346
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy